MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ CỦA VIỆN GÚT
Đóng góp của Viện Gút cho y học thế giới trong điều trị bệnh gút.
Được thành lập từ năm 2009. Gồm hai đơn vị thành viên (Phòng khám đa khoa Viện Gút và Trung tâm Pháp – Việt nghiên cứu bệnh gút và bệnh mạn tính), gần đây đã được một số nhà khoa học ở Pháp và châu Âu công nhận là nơi duy nhất tại Việt Nam và trên thế giới tổ chức mô hình điều trị và mô hình nghiên cứu chuyên sâu về bệnh gút và các bệnh lý liên quan.
Về điều trị:
Trên thế giới
Bệnh nhân gút được điều trị lồng ghép tại chuyên khoa khớp, hoặc các phòng khám, các bệnh viện gần nơi họ cư trú.
Tại Việt Nam
những người sáng lập Viện Gút nhận thấy có rất nhiều bệnh nhân gút bị biến chứng nặng liên quan đến các bệnh lý chuyển hóa khác như: tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, suy thận…
Tháng 4/2008
Phòng khám nội trực thuộc Viện Gút đã được thành lập. Đến tháng 4/2009, phòng khám này được đầu tư trang thiết bị chẩn đoán chuyên sâu bệnh gút và các bệnh lý liên quan và được Sở Y tế TPHCM cấp phép hoạt động là Phòng khám đa khoa. Nhờ sự ra đời của Phòng khám đa khoa Viện Gút mà lần đầu tiên trong lịch sử bệnh gút, bệnh nhân gút mới có được một nơi tổ chức mô hình điều trị chuyên sâu cho họ. Từ năm 2010 đến nay, mô hình này đã dần được hoàn thiện và ngày càng có thể cứu chữa được cho những bệnh nhân gút bị biến chứng nặng hơn.
Về nghiên cứu:
Từ lâu, các nhà khoa học đã làm rõ được nguyên nhân gây bệnh gút là do tăng acid uric máu dẫn đến kết tủa muối urat natri ở các mô, gây viêm khớp gút cấp và viêm khớp phá hủy. Phác đồ điều trị bệnh gút gồm hai nhóm thuốc chính là các thuốc chống viêm, giảm đau và các thuốc hạ nồng độ acid uric máu. Nhưng phác đồ trên chưa đáp ứng hết các mục tiêu, các yêu cầu điều trị cho bệnh nhân gút bị biến chứng. Nhiều nghiên cứu dịch tễ đã thống kê được bệnh gút còn là tác nhân gây nguy cơ tim mạch, làm tăng tỉ lệ tử vong do tim mạch từ 30 – 50% tùy theo mức độ bệnh. Ngoài ra, bệnh gút cũng thường gắn với các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: cao huyết áp, tiểu đường loại 2, rối loạn mỡ máu, suy thận, béo phì ở bụng làm tăng tỉ lệ tử vong do tim mạch hoặc tai biến mạch máu não (Richette & Bardin, Lancet 2010; 375 (9711):318-28). Trong khi đó vẫn còn thiếu các nghiên cứu về vòng xoắn bệnh lý của gút với các bệnh liên quan. Thiếu mô tả chi tiết về các mức độ biến chứng nghiêm trọng ở bệnh nhân gút phục vụ cho chẩn đoán và điều trị. Thiếu các nghiên cứu về mô hình điều trị, quy trình điều trị cho bệnh nhân gút bị biến chứng.
Tháng 6 năm 2019, một nghiên cứu mới nhất về kết quả điều trị khỏi bệnh gút của Phòng khám đa khoa Viện Gút (Viện Gút) ở TP.HCM đã được công bố tại Hội nghị thường niên Liên đoàn chống các bệnh thấp khớp Châu Âu (EULAR) ở Madrid, Tây Ban Nha. Trước đó kết quả điều trị này của Viện Gút cũng đã từng được công bố tại Hội nghị thường niên Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) tháng 11 năm 2017 vì đây vừa là thành công mang tính bước ngoặt của y học thế giới trong điều trị biến chứng của bệnh gút vừa giúp chứng minh gút là bệnh có thể chữa khỏi.
Đây là dự án là hợp tác nghiên cứu giữa Viện Gút với các chuyên gia của ĐH Paris 7 (Pháp), ĐH Y Dược TP.HCM về mối tương quan giữa điều trị hạ nồng độ acid uric máu với kết quả tiêu các u cục tophi, phục hồi xương khớp bị phá hủy do tophi, khỏi bệnh gút trên 100 bệnh nhân gút Việt Nam đã bị biến chứng nặng điều trị tại Viện Gút trong thời gian từ 12 tháng đến 4 năm.
Tháng 8/2011
Viện nghiên cứu bệnh gút trực thuộc Viện Gút được thành lập để đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu mở rộng về vòng xoắn bệnh lý của gút, biến chứng của gút và mô hình điều trị. Tháng 7/2014, Giáo sư Thomas Bardin của Đại học Paris 7 và Bệnh viện Lariboisière đã sang hợp tác nghiên cứu. Tiếp sau Giáo sư Thomas Bardin, lần lượt nhiều nhà khoa học của Pháp, Thụy Sĩ và các nước châu Âu cũng đã hợp tác với Viện Gút.
Tháng 8/2016
Viện nghiên cứu bệnh gút được đổi tên thành Trung tâm Pháp – Việt nghiên cứu bệnh gút để chuẩn bị cho thỏa thuận hợp tác giữa các đơn vị thành viên của Viện Gút với Đại học Paris 7, Đại học Y Dược TPHCM và Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) chính thức ký kết vào ngày 20/6/2017. Các thỏa thuận hợp tác này đã và đang giúp cho việc ra đời chiến lược nghiên cứu quy mô toàn cầu về bệnh gút. Ngoài các đối tác đã ký kết chính thức với Viện Gút, các đối tác khác cũng đang triển khai các chương trình hợp tác với Viện Gút như: Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Lausanne (Thụy Sĩ), Đại học Paris 5, Tổ chức mạng lưới châu Âu – EUROGOUT và tổ chức toàn cầu – GCAN.
Hình ảnh điều trị tiêu tophi phục hồi xương khớp bị phá hủy của Viện Gút được công bố tại EULAR 2019
Đóng góp của Viện Gút với y học thế giới hôm nay là nhờ sự kiên trì phát triển mô hình kiểm soát điều trị ngoại trú chặt chẽ, xuyên suốt, lâu dài vòng xoắn bệnh lý của gút với các bệnh mạn tính liên quan kèm theo.
Đây không chỉ là niềm tự hào của riêng Viện Gút mà còn là niềm tự hào chung của Việt Nam vì đã giúp tháo gỡ được nút thắt của lịch sử gần 5 ngàn năm căn bệnh gút.
Viện Gút
Các đơn vị hợp tác nghiên cứu
LIÊN HỆ
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIỆN GÚT